Khi bắt đầu kinh doanh văn phòng phẩm, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng phải cân nhắc là số vốn cần thiết. Vậy kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp? Trong bài viết này, Dong Shop Sun sẽ phân tích các khoản chi phí cần thiết để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bài toán tài chính cho mô hình kinh doanh này.
mục lục
Văn phòng phẩm là gì?
Văn phòng phẩm là thuật ngữ dùng để chỉ các vật dụng cần thiết phục vụ cho công việc văn phòng và học tập. Ví dụ như sổ sách, giấy in, bút viết, bút chì, bút màu, băng dính, giấy thủ công,…
Đây là một tập hợp đa dạng các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên. Thậm chí tại các cửa hàng văn phòng phẩm, bạn còn có thể tìm thấy các vật dụng như cốc nước hay hộp đựng cơm.
Kinh doanh văn phòng phẩm có lãi hay không?
Bán văn phòng phẩm có lời không, kinh doanh văn phòng phẩm có lãi nhiều không? Đây là những câu hỏi thường gặp khi cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực này. Thực tế, kinh doanh văn phòng phẩm là mô hình bán lẻ các sản phẩm nhỏ và thông dụng như bút, thước, vở, giấy tờ, máy tính,…
Mặc dù lợi nhuận từ mỗi sản phẩm không cao, thường chỉ tính theo chiết khấu phần trăm khi mua số lượng lớn. Một món hàng có giá vài nghìn đồng cũng chỉ mang lại lãi vài trăm đồng. Do đó, lãi suất từ bán lẻ không nhiều. Nhưng nếu kinh doanh bán buôn, lợi nhuận có thể khả quan hơn.
Nếu cửa hàng văn phòng phẩm nằm ở vị trí tốt, nơi có nhiều người qua lại. Lượng khách hàng mua đông thì lợi nhuận có thể tăng đáng kể. Để tối đa hóa lợi nhuận, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nguồn hàng. Bạn nên tìm kiếm nhiều nhà cung cấp các mặt hàng khác nhau. Tham khảo từ các diễn đàn, trang web chuyên đổ buôn để so sánh giá cả và nhập hàng với giá tốt nhất.
Xem thêm: Mở đại lý sữa TH True Milk cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mở văn phòng phẩm khoảng bao nhiêu?
Số vốn ban đầu để mở mô hình kinh doanh văn phòng phẩm phụ thuộc vào quy mô kinh doanh (lớn hay nhỏ). Để ước tính chính xác, bạn cần liệt kê các chi phí chính ra. Ví dụ như: thuê mặt bằng và trang trí, giá vốn hàng hóa, chi phí thuê nhân viên,…Ước tính chi phí để kinh doanh văn phòng phẩm khoảng 150 – 300 triệu đồng.
Chi phí thuê mặt bằng & trang trí cửa hàng
Nếu thuê một mặt bằng khoảng 50-60m² ở khu vực thành phố, bạn sẽ cần khoảng 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, có thể lựa chọn mở cửa hàng ở khu vực xa trung tâm với chi phí thuê dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, còn cần chi phí mua đồ trang trí như biển hiệu, tủ kệ, quầy thu ngân,…
Giá vốn hàng hóa
Thông thường chi phí nhập hàng chiếm khoảng 50% tổng vốn kinh doanh ban đầu. Ví dụ nếu bạn có 300 triệu đồng để khởi nghiệp sẽ dành khoảng 150 triệu đồng để nhập hàng. Bạn có thể chia ra nhập hàng một lần hoặc nhiều lần. Việc xoay vòng vốn linh hoạt giúp hạn chế hàng tồn kho.
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí này phụ thuộc vào quy mô kinh doanh văn phòng phẩm. Nếu mở cửa hàng lớn, bạn cần ít nhất 1-2 nhân viên với mức lương khoảng 5-6 triệu đồng/người/tháng. Đối với kinh doanh nhỏ, chỉ cần thuê 1 nhân viên để tư vấn, bán hàng và thu ngân.
Chi phí mua thiết bị cần thiết
Khi bắt đầu, bạn cần mua các thiết bị như máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, camera an ninh. Chi phí cho các thiết bị này thường dao động từ 10-20 triệu đồng.
Chi phí dự trù
Ngoài các khoản chi phí trên, bạn cần chuẩn bị một khoản dự phòng để đối phó với những tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh văn phòng phẩm.
Các loại sản phẩm phổ biến để kinh doanh văn phòng phẩm
Văn phòng phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến:
- Giấy: Đây là vật dụng không thể thiếu trong mọi văn phòng. Các loại giấy phổ biến bao gồm: giấy A4, giấy A5, giấy decal, giấy in ảnh, giấy in màu, giấy roki, giấy gói quà,…
- Bút, ghim, kẹp giấy: Bút là vật phẩm cần thiết cho mọi hoạt động ghi chép. Nó không chỉ cần thiết ở công ty hay trường học mà ở nhiều môi trường khác. Các loại bút thông dụng gồm: bút bi, bút dạ, bút xóa, bút nhớ dòng, bút màu, bút lông,…
- Sổ các loại: Bao gồm sổ kế toán, sổ đầu thừa, vở học sinh, sổ công văn, sổ giáo án, sổ ghi chép,…
- Bìa kẹp, file còng: File còng giúp lưu trữ tài liệu ngăn nắp và dễ dàng tìm kiếm, sử dụng. Các loại file phổ biến gồm: file rút gáy, file trình ký, file còng bật, file còng dẫn,…
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm thực tế
Lập kế hoạch kinh doanh
Để kinh doanh lâu dài, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể từ những ngày đầu. Kế hoạch này nên bao gồm phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng và cách quản lý vốn.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng giúp bạn nhận diện các vấn đề tiềm ẩn và tập trung vào những yếu tố quan trọng. Đặc biệt, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều không nên bỏ qua. Nghiên cứu các mặt hàng họ kinh doanh, chính sách giá và cách bố trí cửa hàng sẽ giúp bạn có chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Quy mô mở cửa hàng
Việc xác định quy mô kinh doanh phụ thuộc vào số vốn bạn có. Quy mô rõ ràng sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết cho từng bước phát triển và phân bổ nguồn vốn hợp lý.
Chọn dòng sản phẩm chủ đạo
Kinh nghiệm từ những người đi trước cho thấy việc chọn dòng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng. Bạn có thể chọn theo sở thích nhưng tốt nhất vẫn nên khảo sát thị trường để xem những dòng sản phẩm nào có nhu cầu cao. Ví dụ: sách khoa học viễn tưởng, sách kinh doanh, sách văn học,…
Chọn địa điểm mở cửa hàng
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với buôn bán văn phòng phẩm. Nếu muốn thu hút học sinh, bạn nên chọn địa điểm gần trường học. Nếu phục vụ doanh nghiệp, công ty thì có thể chọn vị trí gần khu văn phòng. Sự kết hợp giữa sản phẩm học sinh và văn phòng phẩm có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Không gian cửa hàng văn phòng phẩm cần được xây dựng yên tĩnh và thoải mái, tạo cảm giác thư giãn cho khách hàng. Điều này không chỉ thu hút mà còn giữ chân khách hàng quay lại nhiều lần.
Mở thêm kênh bán hàng online
Bán hàng online là một chiến lược hiệu quả để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Bạn có thể tận dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Top các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Quy trình chăm sóc khách hàng
Đừng bỏ qua việc chăm sóc khách hàng vì họ chính là nguồn lợi nhuận tiềm năng. Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng giúp giữ chân khách hàng cũ và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng mới. Từ đó tạo ra lợi ích lớn cho cửa hàng văn phòng phẩm.
Kết luận
Kinh doanh văn phòng phẩm là một lĩnh vực mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, kinh doanh văn phòng phẩm vẫn có thể trở thành “miếng bánh ngọt” nếu bạn biết cách khai thác và trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vốn kinh doanh, hãy đến ngay với Dong Shop Sun! Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cho vay có uy tín hơn 12 năm tại TP. HCM. Với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 0,85%/tháng, hãy liên hệ ngay qua hotline miễn phí 1800 5588 90 để được hỗ trợ vay vốn trong ngày!