Tết Nguyên Đán là gì? Tết ở Việt Nam thì khác gì với Tết Nhật Bản?

Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Tết Nhật Bản khác nhau như thế nào ?

Việt Nam và Nhật Bản là một trong những nước cùng thuộc nền văn hóa Á Đông. Thế nhưng lại có vài nét khác nhau rất độc đáo về ngày đón Tết Cổ Truyền và nhiều phong tục tập quán. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó và khác như thế nào so với chúng ta. Hãy cùng Dong Sun Shop tìm hiểu việc đó nhé.

Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam và Nhật Bản

Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam và Nhật Bản
Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam và Nhật Bản

Có thể chúng ta đều biết rằng Tết Nguyên Đán là lên mùng 1 âm lịch. Thế nhưng Tết của Việt Nam ta và Tết của Nhật Bản diễn ra vào ngày khác nhau. Trong khi người Việt Nam đón Tết theo lịch âm thì người Nhật lại đón Tết theo lịch dương. Trước thời kỳ Minh Trị người Nhật cũng đón Tết theo lịch âm như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên vào năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian, kể từ đó người Nhật đón tết dương lịch.

Dù vậy người Nhật vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống Á Đông của mình. Oshogatsu (おしょがつ) trước đây là tên gọi riêng của tháng Giêng; nhưng hiện nay dùng để chỉ khoảng thời gian từ mùng 1 tới mùng 3 của tháng Giêng. Bắt đầu từ 8/12 người Nhật đã bắt đầu háo hức chuẩn bị cho Oshogatsu. Tết Nguyên Đán của Việt Nam thường diễn ra vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai. Theo tục lệ cứ đến ngày 23 tháng chạp (Theo lịch âm) là ngày đưa ông Táo về trời; là không khí Tết bắt đầu rộn rã và nhộn nhịp.

Loài cây tượng trưng cho ngày Tết Nguyên Đán

Loài cây tượng trưng cho ngày Tết Nguyên Đán
Loài cây tượng trưng cho ngày Tết Nguyên Đán

Người Việt Nam có phong tục trang trí cây Đào; loài cây tượng trưng cho lộc đỏ cả năm; (Miền Bắc) và hoa Mai – tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý (Miền Nam) trước nhà. Đây chính là 2 loại cây đặc trưng của ngày Tết Việt Nam qua bao thế. Vào ngày Tết nhà nhà trang trí cây Mai; cây Đào nở rộ với những câu đối, câu liểng đỏ treo trên cây. Cùng với đèn lồng lại tăng thêm phần không khí nhộn nhịp cho ngày Tết.

Tại Nhật Bản, họ thường có tập quán trang trí cây nêu hoặc cây Kadomatsu. Gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi trước nhà hoặc công ty. Người Nhật cũng có quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới; còn thông là nơi chào đón Toshigamisama – một vị thần mang lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Trong khi ở Việt Nam thì chúng ta thường dùng cây mía để đón ông Táo; và cầu mong rằng ông Táo sẽ báo những điều tốt lên ông Trời.

Ngoài ra người Nhật còn sử dụng những loại dây thừng được làm từ giải giấy trắng hoặc cỏ… với ý nghĩa tượng trưng cho những điều mong ước và những ý niệm khác nhau. Để cầu mong cho một năm mới tràn đầy hy vọng, may mắn và tốt lành.

Những món ăn trong ngày Tết Nguyên Đán

Mỗi quốc gia đều có những món ăn truyền thống khác nhau cho những ngày đầu năm. Thông thường các gia đình ở hầu hết các nước phương Tây sẽ tổ chức tiệc Tất niên. Hay dùng bữa tối thịnh soạn với thực đơn đa dạng và phong phú hơn bình thường.

Món ăn Tết ở Việt Nam

Món ăn Tết ở Việt Nam
Món ăn Tết ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người ta vẫn giữ những bữa ăn đầy truyền thống như: Bánh chưng, bánh giầy, bánh tét. Đây đều là những món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết; đều là những món ăn gắn với những câu chuyện cổ tích về các vua Hùng, tổ tiên người Việt. Khiến cho ngày tết lại càng thêm phần nghĩa.

Các món ăn thịt kho trứng, miến nấu lòng gà, thịt gà, thịt đông, dưa hành muối, canh khổ qua hầm (miền Trung), măng kho giò heo (miền Nam),…Đây là những món ăn thường ngày được ăn với cỗ Tết. Chắc chắn cũng không thể thiếu các loại mứt, kẹo được. Sau khi được thờ cúng thì sẽ mang ra đãi khách; các loại mứt rất đa dạng và phong phú từ mứt dừa, mứt gừng, mứt táo, mứt dừa…

Mâm ngũ quả trong ngày Tết: Thường tùy vào từng vùng miền mà mâm ngũ quả thường được trang trí khác nhau.

Những món ăn trên thường được người Việt Nam ăn từ ngày cuối năm cũ và kéo dài ít nhất từ ​​3 đến 5 ngày sau giao thừa. Đôi khi, người ta cứ ăn những bữa phức tạp như thế cho đến giữa tháng Giêng Âm lịch. Sở dĩ có truyền thống này có thể bắt đầu từ tín ngưỡng cổ xưa của người Việt. Là một đất nước phát triển từ nông nghiệp nên người dân nơi đây tin rằng lương thực là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của họ, chỉ khi có đủ ăn rồi mới làm việc khác và vì đã làm việc chăm chỉ suốt năm thì không nên để bụng đói trong năm mới.

Món ăn truyền thống ngày tết ở Nhật Bản

Vào lúc 0h đêm giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang từ xa vọng lại. Sau khi đã gửi những lời chúc tốt lành cho năm mới cho mọi người; họ sẽ quây quần bên nhau và thưởng thức rượu sake cùng với những món ăn truyền thống.

Những món ăn người Nhật thường được dùng trong năm mới được gọi là Osechi; món ăn mang ý nghĩa ‘’hạnh phúc chất chồng hạnh phúc’’. Thế nên món ăn được đặt vào các khay xếp chồng lên nhau. Các món có trong Osechi là: Kobumaki (Rong biển cuộn), Ebinosaka Mushi (Tôm hấp rượu sake), Kazunoko (Cá trích), Nimono (Thịt hầm), Kuromame (Ddaauj Dden bung), Tai-no Shioyaki (Cá biển nướng),… Ngoài ra người Nhật còn dùng món bánh kagamimochi; đây là món ăn thể hiện sự kính trọng đối với thần linh. Và ăn bánh này sẽ như để lời cầu chúc một năm mới có thật nhiều sức khỏe và may mắn.

Sinh hoạt ngày Tết Nguyên Đán

Vào những ngày Tết, người Nhật thường có phong tục rất đáng quý. Đó là gửi thiệp chúc mừng và lời cảm ơn vì một năm đã qua. Nhưng từ khi công nghệ internet phát triển; người Nhật đã dùng email, điện thoại để cho tiện lợi và nhanh chóng; thay vì dùng bưu thiếp được làm bằng tay như trước. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn được lưu trữ bởi những người thân quý với nhau.

Thay vì câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật; theo truyền thống thì họ cũng thường xuyên sử dụng lời chào đầu năm bằng từ ‘’Happy new year’’. Cũng vì thế mà không khí đón năm mới ở Nhật cũng rộn ràng, nhộn nhịp và Tây hóa hơn.

Ở Việt Nam từ mùng 1 tới mùng 3 thường là khoảng thời gian mọi người đi chúc Tết; cũng tương tự như Nhật Bản. Người Việt Nam thì không có gửi bưu thiếp chúc mừng năm mới như người Nhật; nhưng các em nhỏ lại được người lớn lì xì với ý nghĩa may mắn, mạnh khỏe và học giỏi hơn.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi hy vọng có thể giúp các bạn am hiểu hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống ngày Tết của Việt Nam và Nhật Bản. Dù như thế nào thì cả 2 cũng có một nét đẹp riêng, chính vì thế dù thế nào thì chúng ta hãy luôn tôn trọng và giữ gìn những nét đẹp truyền thống của ngày Tết các bạn nhé.

Dong Shop Sun | Vay ngay hôm nay - nhận tiền liền tay
Share on facebook
Facebook