Phân biệt cầm cố và thế chấp – Dong Shop Sun

Cầm cố và thế chấp là hai biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai biện pháp đảm bảo này khi vay vốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân biệt cầm cố và thế chấp.

1. Cầm cố là gì?

Cầm cố là gì?
Cầm cố là gì?

Để phân biệt được phân biệt cầm cố và thế chấp, hãy cùng Dong Shop Sun tìm hiểu về cầm cố tài sản là gì.

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản, định nghĩa về cầm cố tài sản như sau:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.”

Hiểu một cách đơn giản hơn thì cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo việc trả khoản vay của mình.

Thông thường các giao dịch cầm đồ thường diễn ra ở các tiệm cầm đồ. Với các dịch vụ phổ biến như cầm cố xe máy, cầm sổ đỏ, cầm hoá đơn tiền điện, cầm điện thoại,….

2. Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản là gì?

Tiếp theo, những thông tin về thế chấp tài sản bên dưới sẽ giúp bạn so sánh cầm cố và thế chấp tốt nhất.

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản được định nghĩa như sau:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ 3 giữ tài sản thế chấp

Hiểu một các đơn giản hơn, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

Thông thường các hợp đồng thế chấp được ký kết tại các ngân hàng, nơi cung cấp dịch vụ cho vay thế chấp tài sản. Các loại thế chấp thường thấy là thế chấp sổ đỏ nhà đất, có thể là ô tô hay các tài sản có giá trị lớn khác tuỳ theo quy định của bên thế chấp.

3. Phân biệt, so sánh cầm cố và thế chấp

Phân biệt, so sánh cầm cố và thế chấp
Phân biệt, so sánh cầm cố và thế chấp

3.1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp

Những điểm cầm cố tài sản giống thế chấp như sau:

STT Tiêu chí Cầm cố & Thế chấp
1 Định nghĩa Đều là các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
2 Hình thức Được thành lập dưới dạng văn bản
3 Hiệu lực Có hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng 
4 Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố Chấm dứt trong 4 trường hợp:
Nghĩa vụ được đảm bảo đảm bằng cầm cố / thế chấp chấm dứt; Việc cầm cố/thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; Tài sản cầm cố / thế chấp đã được xử lý; Theo thoả thuận của các bên.
Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp

3.2. Phân biệt sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp

Cùng xem bảng dưới đây để biết được cầm cố và thế chấp khác nhau ở đâu nhé.

STT Tiêu chí Cầm cố Thế chấp
1 Sự chuyển giao tài sản Không
2 Chủ thể Bên cầm cố, bên nhận cầm cố Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản thế chấp
3 Tài sản Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu Bất động sản, động sản, quyền tài sản
4 Trả lại tài sản Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt, các giấy tờ liên quan tới tài sản mà bên cầm cố đã giao cho bên cầm cố sẽ phải được trả lại cho bên cầm cố.
Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản  cầm cố cũng phải được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
5 Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Phân biệt sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp

4. Tạm kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp giúp so sánh cầm cố và thế chấp. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và mong rằng bạn đọc đã có thể phân biệt được cầm cố và thế chấp

Bên cạnh đó, nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn lãi suất thấp, hạn mức cao và không cần thế chấp hay cầm đồ thì có thể liên hệ và tìm hiểu các dịch vụ của Dong Shop Sun qua số hotline 1800 5588 90 (cước gọi hoàn toàn miễn phí). 

Dong Shop Sun | Vay ngay hôm nay - nhận tiền liền tay
Share on facebook
Facebook