Trái phiếu ngân hàng là gì? Nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Mua trái phiếu ngân hàng là một hình thức đầu tư hấp dẫn cho những ai mong muốn có lãi suất cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng mà vẫn đảm bảo độ an toàn cao. Vậy mua trái phiếu ngân hàng là gì? Có an toàn không, nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng? Tất cả thông tin sẽ được cung cấp trong bài viết sau từ Dong Shop Sun!

mục lục

1. Tìm hiểu trái phiếu ngân hàng là gì?

Tìm hiểu trái phiếu ngân hàng là gì?
Tìm hiểu trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu ngân hàng là loại chứng khoán do ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn trong một thời gian xác định. Nói dễ hiểu hơn thì trái phiếu ngân hàng là một loại giấy vay nợ mà bên vay là các ngân hàng và chủ nợ là người mua trái phiếu (người nắm giữ trái phiếu). Khi đến ngày đáo hạn, ngân hàng có trách nhiệm phải trả cả khoản vay ban đầu và lãi suất theo như cam kết ban đầu cho bên mua trái phiếu. 

Nếu đã biết trái phiếu ngân hàng là gì thì đây là loại hình đầu tư có tính an toàn cao, ít rủi ro. Bởi trái phiếu có lãi suất cố định ở mỗi kỳ và không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. 

Trái phiếu ngân hàng được phân vào nhóm chứng khoán nợ. Vì vậy trong trường hợp ngân hàng phá sản, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) sẽ được ưu tiên thanh toán trước cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu). Tuy nhiên các trái chủ của ngân hàng không có quyền tham gia vào hoạt động của ngân hàng như các cổ đông.

1.1. Danh sách các ngân hàng có phát hành trái phiếu hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang phát hành trái phiếu. Trong đó, những cái tên nổi bật có thể kể đến như:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB)
  • Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)  
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPB)

1.2. Kỳ hạn và lãi suất mua trái phiếu ngân hàng là bao nhiêu?

Kỳ hạn và lãi suất mua trái phiếu ngân hàng là bao nhiêu?
Kỳ hạn và lãi suất mua trái phiếu ngân hàng là bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn trong trung và dài hạn.

Kỳ hạn phát hành trái phiếu ngân hàng (hay thời gian từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn) trung bình là từ 2 – 5 năm. Tuy nhiên hiện nay, kỳ hạn này có thể dài đến khoảng 15 năm.

Hiện ngân hàng đang có nhiều trái phiếu phát hành nhất trên thị trường là ngân hàng BIDV với 15,2 nghìn tỷ trái phiếu. Kỳ hạn phát hành trái phiếu của ngân hàng này khá dài là từ 6 – 15 năm.

Lãi suất trái phiếu ngân hàng thường cao hơn so với lãi suất tiền gửi khoảng 2%/năm, các kỳ sau mức lãi suất này cũng được cộng thêm với biên độ từ 0,6% – 1,2%/năm. 

Mức lãi suất mua trái phiếu ngân hàng bình quân giao động từ 6.5 – 9%/năm. Có những ngân hàng với mức lãi suất cao có thể lên đến khoảng 9%/năm ở thời kỳ đỉnh điểm. 

1.2.1. Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất?
Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất?

Mức lãi suất trái phiếu cao nhất thị trường hiện nay là của ngân hàng Vietcapital Bank, với mức lãi suất cố định lên đến từ 8,5%/năm cho kỳ hạn 7 năm.

Tổng ngân hàng đã phát hành 25 triệu trái phiếu với 5 đợt phát hành. Trị giá tổng trái phiếu hiện lên đến 2.500 tỷ đồng.

Trong đó, lãi suất từng đợt cho người mua trái phiếu ngân hàng Vietcapital Bank cố định lên đến 8,5%/năm. Với tổng cộng 25 triệu trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng cho 5 đợt phát hành.

  • Đợt 1: phát hành 15 triệu trái phiếu. Lãi suất cố định lên đến 8,5%/năm với kỳ hạn 7 năm. Giá bán là 100.000 VNĐ/trái phiếu.
  • Đợt 2, 3: phát hành mỗi đợt 3 triệu trái phiếu, lãi suất dự kiến vào khoảng 9%/năm.
  • Đợt 4, 5: phát hành tổng 2 triệu cổ phiếu vào quý 3 và quý 4 trong năm 2022. Lãi suất tối đa ước tính là 9%/năm.

2. So sánh trái phiếu ngân hàng với trái phiếu chính phủ, cổ phiếu

Trái phiếu được coi là một loại chứng khoán, bên cạnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền,… 

Nếu bạn đang có hứng thú với việc mua trái phiếu ngân hàng thì việc tìm hiểu, so sánh các ưu, nhược điểm của trái phiếu ngân hàng với cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ là cực kỳ cần thiết. Nhờ đó bạn có thể hiểu những lợi ích, nhược điểm của loại hình đầu tư này và biết được có nên chọn đầu tư vào nó không.

Dưới đây là bảng so sánh trái phiếu ngân hàng, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu cho bạn tham khảo:

Tiêu chí Trái phiếu chính phủ Trái phiếu ngân hàng Cổ phiếu
Đơn vị phát hành Chính phủ Ngân hàng Doanh nghiệp, công ty
Độ rủi ro Thấp nhất so với 2 loại còn lại.Chủ yếu bị tác động bởi tỷ giá hối đoái Tương đối thấpChỉ cao hơn trái phiếu chính phủ, thấp hơn cổ phiếu Rủi ro cao Tuỳ vào tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường, tình hình làm ăn của doanh nghiệp
Mức lãi suất Lãi suất thấp nhất Lãi suất ổn địnhCao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng một ítCao hơn trái phiếu chính phủ, thấp hơn cổ phiếu Lãi suất khá cao nếu thị trường trong thời kỳ tốt
So sánh trái phiếu ngân hàng với trái phiếu chính phủ, cổ phiếu

3. Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?

Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?

Nhiều người thắc mắc nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm bởi đây đều là hai kênh đầu tư phổ biến và an toàn. Để tìm được đáp án, mời bạn đọc ngay các thông tin dưới đây.

3.1. Lợi ích khi mua trái phiếu ngân hàng

Lợi ích khi mua trái phiếu ngân hàng khá hấp dẫn như sau:

  • Có độ an toàn cao bởi trái phiếu ngân hàng được giám sát chặt chẽ bởi Chính phủ.
  • Mức giá trái phiếu khá thấp, phù hợp với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Tiền lãi đến từ trái phiếu ổn định. Tiền lãi cố định được trả theo đúng thỏa thuận mua bán được ghi trong hợp đồng bất kể tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 

3.2. Những rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng là gì?

Tuy được xem là kênh đầu tư có độ an toàn khá cao nhưng thực tế, loại hình đầu tư nào cũng có rủi ro, kể cả trái phiếu. 

Các rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng bạn phải đối mặt thường gồm: lãi suất, rủi ro tái đầu tư và lạm phát.

3.2.1. Rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng về lãi suất 

Giá chứng khoán, trái phiếu ngân hàng có quan hệ nghịch đảo với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Lãi suất tiền gửi giảm thì giá các loại chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu sẽ tăng. Bởi khi đó, các nhà đầu tư có xu hướng rút bớt tiền gửi ra để đầu tư vào các kênh có lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên lợi tức (lãi suất trái phiếu) nhà đầu tư nhận được lại đồng thuận với lãi suất ngân hàng (thường cao hơn lãi gửi ngân hàng 2%). Vì vậy trong bối cảnh nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi thấp xuống như hiện nay thì lãi lợi tức từ trái phiếu cũng kém hấp dẫn hơn.

3.2.2. Rủi ro về tái đầu tư 

Rủi ro về tái đầu tư có nghĩa là khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng, bạn có thể sẽ mất đi khoản lợi tức khi đầu tư vào các tài sản khác có lãi suất cao hơn. 

Để hạn chế rủi ro này, bạn có thể mua nhiều loại trái phiếu ngân hàng với các kỳ hạn khác nhau. Nhờ đó khi những trái phiếu có kỳ hạn ngắn đáo hạn, bạn sẽ có tiền sớm để đầu tư vào các kênh khác có mức sinh lời tốt hơn.

3.2.3. Rủi ro do lạm phát

Trong quá trình nắm giữ trái phiếu ngân hàng, nếu xảy ra lạm phát thì chi phí, giá cả sẽ tăng. Tuy nhiên lãi suất nhận được từ trái phiếu đã được thoả thuận trước trong cả thời kỳ nắm giữ nên bạn không thể yêu cầu tăng lãi suất được nữa.

Do vậy khoản lời và cả gốc khi mua trái phiếu cuối cùng bạn nhận được sẽ giảm giá trị (tức với bằng đó tiền lời, gốc, bạn sẽ mua được ít hàng hoá hơn trước đây).

3.2.4. Rủi ro đến từ ngân hàng phát hành

Đây là rủi ro cực kỳ hi hữu, chỉ xảy ra khi ngân hàng của bạn phá sản hay không có khả năng trả nợ cho nhà đầu tư.

Tuy người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên chi trả lãi suất, tiền gốc trước các cổ đông. Nhưng trong trường hợp xấu, ngân hàng của bạn có nguồn lực, khả năng thanh toán kém thì bạn vẫn đứng trước nguy cơ không được thanh toán trái phiếu.

Như vậy, để tránh rủi ro này, bạn cần phải chọn mua trái phiếu ở các ngân hàng lớn, có khả năng thanh toán tốt và đảm bảo được tốt nguồn thanh toán nợ vay.

3.2.5. Rủi ro về tính thanh khoản

Tính thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền của các loại tài sản. Trong trường hợp này, thanh khoản của trái phiếu phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu của bạn với bên ngân hàng. 

Lợi nhuận của trái phiếu được thỏa thuận lúc đầu càng cao, ngân hàng càng uy tín thì tính thanh khoản càng cao. 

Hiện nay có rất ít thị trường có khả năng giao dịch trái phiếu nhanh chóng. Nếu lãi suất mua thấp có thể khiến cho giá bán của trái phiếu giao động đáng kể. Nhờ đó làm lợi nhuận của trái chủ giảm xuống rõ ràng.

4. So sánh mua trái phiếu và gửi tiết kiệm ngân hàng

Để biết nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm, bạn có thể tham khảo bảng so sánh hai hình thức đầu tư này dưới đây:

Tiêu chí Trái phiếu ngân hàng Gửi tiết kiệm ngân hàng
Nguồn tiền Ngân hàng Ngân hàng
Lãi suất Cao hơn so với gửi tiết kiệm khoảng 2%Có thể lên đến 9% – 10% Tương đối thấp, chỉ khoảng 6%
Kỳ hạn Thường từ 2 – 5 năm. Có thể lên đến 15 năm. Kỳ hạn khá dài so với gửi ngân hàng Nhiều loại kỳ hạn đa dạng. Có thể tính theo tháng hoặc năm
Khả năng mua được Không phát hành thường xuyên Lúc nào cũng có
Tính thanh khoản Tùy vào thỏa thuận của ngân hàng Tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi bất kỳ lúc nào
Rủi ro Khá an toàn nhưng vẫn có rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm An toàn gần như tuyệt đối
So sánh mua trái phiếu và gửi tiết kiệm ngân hàng

4.1. Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?

Gửi tiết kiệm ngân hàng có tính an toàn cực kỳ cao, có tính thanh khoản tốt, lãi suất ổn định và tăng dần theo độ dài kỳ hạn. Vì vậy đây là hình thức đầu tư phù hợp với những ai thích sự an toàn, ổn định. 

Đồng thời nếu bạn không có khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian dài thì gửi tiết kiệm vẫn là hình thức đầu tư phù hợp hơn.

Còn nếu bạn muốn có lãi suất cao hơn gửi ngân hàng mà vẫn an toàn, đồng thời có thời gian đầu tư dài khoảng vài năm thì mua trái phiếu vẫn là lựa chọn tốt hơn. 

Nếu bạn lo sợ rủi ro của việc mua trái phiếu thì vẫn có thể chia khoản tiết kiệm làm hai. Một phần gửi tiết kiệm, một phần mua trái phiếu để chủ động về tài chính khi cần.

5. Top 7 trái phiếu ngân hàng an toàn, lợi nhuận cao

5.1. Trái phiếu ngân hàng Vietcombank

Nếu bạn mua trái phiếu ngân hàng Vietcombank sẽ được hưởng lãi suất khá cao lên đến 8,5%. 

Tuy nhiên kỳ hạn trái phiếu của ngân hàng này khá lâu. Đợt đầu tiên phát hành 2 năm, đợt 2 lên đến 10 năm. Vì vậy trái phiếu của Vietcombank không phù hợp với những bạn chỉ có tiền nhàn rỗi từ 1 – 2 năm.

Lợi tức trái phiếu ngân hàng này như sau:

  • Đợt 1: lãi suất cố định 8,5%/năm (phát hành năm 2002).
  • Đợt 2: lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm 12 tháng trung bình khoảng 1%. 

5.2. Trái phiếu ngân hàng Techcombank

Techcombank là ngân hàng có nguồn lực tài chính lớn và là một trong những ngân hàng top đầu của Việt Nam. Đây là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất nước với tốc độ tăng trưởng bền vững.

  • Trái phiếu của Techcombank có kỳ hạn: trên 5 năm. 
  • Lợi tức hấp dẫn từ 7%/năm trở lên. Đây là ngân hàng có lợi tức trái phiếu khá cao. 
  • số tiền mua trái phiếu tối thiểu: là 100 triệu đồng. 
  • Kỳ hạn: từ 6 tháng trở lên.

5.3. Trái phiếu Vietinbank

Trái phiếu của ngân hàng này có đặc điểm như:

  • Kỳ hạn: trên 5 năm.
  • Lãi suất: được điều chỉnh định kỳ. 
    • Với khách hàng doanh nghiệp: lãi 6,3%/năm.
    • Với khách hàng cá nhân: từ 4,5% – 5,2% với kỳ hạn giao động từ 3 – 6 tháng.

5.4. Trái phiếu BIDV

BIDV cũng là một trong những ngân hàng lớn và uy tín của Việt Nam. Thông tin trái phiếu như sau:

  • Kỳ hạn: từ 6 – 15 năm.
  • Có thể được mua lại trước khi đáo hạn từ 1 – 5 năm. Đối với trái phiếu 15 năm được mua lại sau 10 năm.
  • Đối với đợt phát hành năm 2020, kỳ hạn bình quân: 2,34 năm.
    • Lãi suất kỳ đầu tiên phát hành năm 2020: 7,45%/năm.
    • Lãi suất các kỳ sau: cộng thêm từ 0,6 – 1,2%/năm.

5.5. Trái phiếu MB Bank

Ngân hàng MB Bank có 4 dạng trái phiếu không chuyển đổi. Bao gồm: 

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm

  • Tài sản đảm bảo: không có.
  • Phát hành riêng cho chỉ gần 100 nhà đầu tư.
  • Đơn giá: 1 tỷ/trái phiếu.

Trái phiếu cố định 1 năm đầu tiên, thả nổi 2 năm tiếp theo:

  • Biên độ giao động hai năm sau: 1%/năm.
  • Lãi suất trung bình tham khảo: 9,9%/năm.
  • Kỳ hạn trả lãi: 1 năm/lần.

Trái phiếu kỳ hạn 5 năm:

  • Lãi suất: bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 1 – 1,5%/năm (lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình gửi tiết kiệm 12 tháng).

Trái phiếu ngân hàng MB Bank kỳ hạn 7 năm có lãi suất thả nổi với biên độ cộng thêm 1,7%/năm.

5.6. Trái phiếu ngân hàng TPBank

Các thông tin trái phiếu TP Bank như sau:

  • Lãi suất: cố định 4,1%/năm.
  • Kỳ hạn: 3 năm.
  • Đơn vị phân phối: các công ty chứng khoán.

6. Hướng dẫn cách mua trái phiếu ngân hàng chi tiết

Hướng dẫn cách mua trái phiếu ngân hàng chi tiết

Để mua trái phiếu ngân hàng dễ dàng nhất, bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây.

5.1. Điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng để mua trái phiếu

Để mua được trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

  • Một tài khoản lưu ý tại bất kỳ công ty chứng khoán nào trong nước.
  • Có tài khoản ở một ngân hàng bất kỳ.
  • Số dư tài khoản thanh toán phải lớn hơn mệnh giá một trái phiếu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đáp ứng được điều kiện mua trái phiếu riêng của từng ngân hàng. Để biết được các thông tin này, bạn có thể truy cập website của ngân hàng.

5.2. Mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?

Nếu muốn mua trái phiếu ngân hàng, bạn có thể mua ở những địa chỉ sau:

  • Trực tiếp đến các văn phòng giao dịch/chi nhánh của ngân hàng phát hành trái phiếu.
  • Sàn giao dịch chứng khoán (đối với các ngân hàng bán trái phiếu ở kênh này).

5.3. Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị

Trước khi mua trái phiếu ngân hàng, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Đơn đăng ký mua trái phiếu ngân hàng (theo đúng như được quy định).
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu bản gốc và bản phô tô.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích mua trái phiếu là hợp pháp.
  • Giấy phép kinh doanh (nếu là chủ hộ kinh doanh).

6. Khi nào nên mua trái phiếu ngân hàng?

Trái phiếu ngân hàng có nguyên lý hoạt động giống các loại chứng khoán khác mà điển hình là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

Giá chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu sẽ tăng khi lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm xuống, việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng không còn hấp dẫn nữa mà đầu tư trái phiếu sinh lời tốt hơn.

Như vậy thời điểm mua vào trái phiếu tốt nhất là khi đà tăng của lãi suất ngân hàng chững lại và bắt đầu giảm xuống.

7. Những điều cần lưu ý khi mua trái phiếu ngân hàng là gì?

Khi có ý định mua trái phiếu ngân hàng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần chọn mua loại của ngân hàng uy tín để đảm bảo khả năng trả nợ, chi trả lãi tốt. Tốt nhất là chọn trái phiếu của các ngân hàng có vị trí cao trong bảng xếp hạng tín dụng.
  • Lãi suất và giá mua trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo với nhau. Nếu lãi suất cao thì giá trái phiếu sẽ rất rẻ. Vì vậy thời điểm mua trái phiếu tốt nhất là khi đà tăng của lãi suất chững lại, chuẩn bị giảm.
  • Cẩn thận với lạm phát trong quá trình mua trái phiếu. Nếu lạm phát cao, việc mua trái phiếu có thể không mang tới lợi nhuận đủ so với sự mất giá của đồng tiền.

8. Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin về những rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng là gì, nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm, thời điểm nào nên mua hay các lưu ý khi mua trái phiếu ngân hàng. Hi vọng qua đó các bạn có được đầy đủ các thông tin cần thiết để đầu tư vào loại hình tài sản này.

Nếu bạn đang có nhu cầu vay tín chấp dễ dàng, nhanh chóng để tiêu dùng, đầu tư thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun. Chúng tôi là công ty đến từ Nhật Bản với nguồn lực vững mạnh, dịch vụ uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Liên hệ ngay với Dong Shop Sun qua hotline: 1800558890.

Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa tiết kiệm ngân sách và đầu tư tài chính

Dong Shop Sun | Vay ngay hôm nay - nhận tiền liền tay
Share on facebook
Facebook