Mã PIN và mã OTP là những khái niệm không còn xa lạ đối với những người sử dụng các ứng dụng điện thoại hoặc các ứng dụng trên ngân hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mã PIN và mã OTP khác nhau như thế nào nhé.
mục lục
1. Mã PIN và mã OTP là gì?
1.1. Mã OTP là gì?
Mã OTP được viết tắt là One Time Password được xem như một lớp bảo vệ thứ 2 cho các giao dịch ngân hàng thanh toán trực tuyến,… Mã OTP chỉ được sử dụng 1 lần và có hiệu lực trong vòng từ 30 giấy đến 2 phút. Sau khoảng thời gian trên, mã OTP sẽ hết hiệu lực và không thể sử dụng cho các giao dịch khác.
1.2. Mã PIN là gì?
Mã PIN hay còn được gọi là Personal Identification Number là một loại mã số cá nhân được sử dụng để định danh người dùng. Nó tương đương như mật khẩu và được sử dụng để xác minh danh tính người dùng khi rút tiền tại máy ATM hoặc thanh toán bằng thẻ POS.
Mã PIN thường có độ dài từ 4 đến 6 chữ số. Hiện nay có 5 loại mã PIN thường dùng:
1.2.1. Mã PIN tài khoản ngân hàng
Đây là mã PIN được đặt cho thẻ ATM khi bạn muốn sử dụng thẻ ATM để giao dịch tại cây ATM. Lưu ý khi đặt mã PIN tài khoản ngân hàng đó là không nên đặt mã theo ngày sinh nhật, số điện thoại hay bất kỳ con số nào đặc biệt đến bạn vì có thể sẽ rất dễ để bị kẻ gian phát hiện.
1.2.2. Mã PIN mở khóa thiết bị
Đây là dãy mã từ 4 đến 6 chữ số được sử dụng để mở khoá màn hình điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Cũng giống như mã PIN tài khoản ngân hàng, mã PIN mở khóa thiết bị không nên quá dễ đoán biết.
1.2.3. Mã PIN Sim
Mã PIN Sim gồm 4 chữ số và được sử dụng để bảo vệ thông tin trong SIM khỏi bị đánh cắp. Nếu dùng sim đã có mã PIN, khi lắp sim vào điện thoại, để sử dụng thì người dùng phải nhập mã PIN, nếu nhập không đúng thì sim sẽ bị khoá.
1.2.4. Mã PIN khoá ứng dụng
Đây là mã PIN để khóa các thiết bị trên ứng dụng thường từ 4 đến 6 chữ số. Để truy cập vào ứng dụng, người dùng phải nhập đúng mã PIN và tránh cho người khác truy cập vào ứng dụng mà không được phép.
1.3. Lợi ích của việc sử dụng mã PIN và mã OTP trong giao dịch tài chính?
Sử dụng mã PIN và OTP có nhiều lợi ích sau đây:
- Bảo mật thông tin: Đây là lợi ích rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy về mã PIN và mã OTP. Những người khác sẽ không thể nào truy cập, sử dụng thiết bị của bạn nếu không có mã PIN hoặc OTP.
- Chống lại gian lận: mã PIN và OTP giúp ngăn chặn các hành vi gian lận trong giao dịch tài chính. Việc này đảm bảo rằng chỉ có bạn mới có quyền truy cập vào tài khoản của mình.
- Giao dịch không cần kết nối mạng: Bạn có thể sử dụng mã OTP mà không cần có mạng nếu sử dụng mã Token.
- Đa dạng phương thức bảo mật: Ngày nay, các nhóm lừa đảo đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ với thủ đoạn vô cùng tinh vi. Vì thế, đã dạng phương thức bảo mật bằng PIN và OTP giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền một cách tối đa.
2. Mã PIN và mã OTP có gì giống nhau?
Một số điểm giống nhau giữa mã PIN và OTP là:
- Sự bảo mật: cả mã OTP và mã PIN đều được sử dụng để bảo mật tài khoản và thiết bị của người dùng.
- Độ dài: Mã PIN và OTP có độ dài từ 4 đến 6 chữ số.
3. Mã PIN và mã OTP khác nhau như thế nào?
Cả hai loại mã này đều có chức năng bảo mật được sử dụng để xác thực danh tính người dùng trong các giao dịch điện tử tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt như sau:
- Mã PIN có hiệu lực trong nhiều lần giao dịch và chỉ mất hiệu lực khi bạn nhập sai quá số lần quy định. Còn mã OTP chỉ có hiệu lực 1 lần duy nhất cho 1 giao dịch cụ thể.
- Mã PIN được tạo bởi người dùng và người dùng phải tự lưu thông tin mã PIN để sử dụng cho các lần tiếp theo. Còn mà OTP được tạo bởi hệ thống thông qua các ứng dụng hoặc thiết bị bảo mật token.
- Mã PIN có thể được nhập trực tiếp vào thiết bị của người dùng, còn mã OTP có thể được tự động nhập hoặc gửi đến email và tin nhắn để người dùng nhập vào.
4. Lưu ý khi dùng mã OTP và mã PIN
4.1. Lưu ý khi sử dụng mã OTP
- Không chia sẻ mã OTP cho bất cứ ai.
- Sử dụng mã OTP trong thời hạn 30 giây đến 2 phút. Vì thế, hãy sử dụng mã OTP ngay khi nó được gửi đến.
4.2. Lưu ý khi sử dụng mã PIN
- Không sử dụng mã PIN dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, ngày tháng năm sinh của người thân mà nên sử dụng một số ngẫu nhiên và khó đoán biết.
- Không sử dụng 1 mã PIN cho nhiều tài khoản, thẻ ATM vì nếu kẻ xấu nếu biết được mã PIN của bạn sẽ sử dụng mã PIN đó để lấy cắp tiền của bạn từ nhiều nguồn.
- Không chia sẻ mã PIN với bất kỳ ai kể cả những người thân thiết hoặc nhân viên ngân hàng.
5. Câu hỏi thường gặp về mã OTP và mã PIN
5.1. Cách lấy mã OTP như thế nào?
Các giao dịch ngân hàng hoặc giao dịch trên internet quan trọng thường sẽ bao gồm cả việc xác nhận.
5.2. Cung cấp mã OTP, mã PIN cho người khác có sao không?
Chắc chắn rằng bạn không nên cung cấp mã OTP hoặc mã PIN cho người khác kể cả người thân hoặc nhân viên ngân hàng vì họ có thể dùng các mã này để truy cập vào tài khoản của bạn và thực hiện những việc trái phép.
5.3. Xem mã PIN ở đâu?
Mã PIN là mã mà bạn tự mình thiết lập và ngoài bạn ra thì không ai có thể biết về mã PIN của bạn. Nếu bạn quên mất mã PIN của mình thì sẽ có cách để lấy lại mã PIN. Đó là liên hệ với bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng và cung cấp cho họ một số thông tin về danh tính để xác thực chủ tài khoản, sau đó nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại mã PIN.
5.4. Những ngân hàng có mã PIN 4 số
Hiện tại, các ngân hàng như Eximbank, Đông Á, ACB và một số ngân hàng khác có mã PIN 4 số.
6. Tạm kết
Trên đây là các thông tin về mã PIN và mã OTP khác nhau như thế nào? Mong rằng các thông tin trên là hữu ích đối với những ai chưa thể phân biệt giữa mã OTP và mã PIN.
Nếu bạn đang có nhu cầu vay tín chấp nhanh chóng, vay tiền tiêu dùng thủ tục đơn giản thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, giúp bạn vay vốn dễ dàng nhất.