Giá trần giá sàn là gì? Cách tính giá trần giá sàn chính xác

Việc tìm hiểu giá trần giá sàn là gì và là bao nhiêu là điều căn bản nhất trong việc mua bán chứng khoán. Nhờ biết cách tính giá trần giá sàn chứng khoán, bạn sẽ kiểm soát được độ biến động của giá và phòng hờ được tốt hơn các rủi ro có thể xảy ra. Để tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin này, mời bạn đọc bài viết dưới đây của Dong Shop Sun!

1. Giá trần giá sàn là gì?

Giá trần giá sàn là gì?
Giá trần giá sàn là gì?

1.1. Giá trần là gì? Ceiling price là gì?

Giá trần là gì? Ceiling price là gì?
Giá trần là gì? Ceiling price là gì?

Giá trần (ceiling price) là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua/bán cổ phiếu trong ngày giao dịch.

Nhà đầu tư sẽ không thể đặt lệnh mua/bán cổ phiếu cao hơn mức giá này ở bất kỳ sàn giao dịch nào. 

Việc thiết lập các quy định /về mức giá trần nhằm giữ cho sự biến động giá cổ phiếu không bị các nhà đầu tư lớn hay các thế lực lớn trên thị trường thao túng, khiến giá cổ phiếu tăng quá mạnh.

1.2. Giá sàn là gì?

Giá sàn là gì?
Giá sàn là gì?

Đối nghịch với giá trần là giá sàn (Floor price). Đây là mức giá cổ phiếu thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch trong ngày giao dịch. Nhà đầu tư sẽ không thể đặt lệnh mua/bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn mức giá này trong ngày giao dịch.

Nhờ quy định về mức giá sàn trong chứng khoán sẽ giúp tránh được tình trạng giá cổ phiếu “rơi tự do” – tình trạng bán tháo cổ phiếu với giá thấp. Nhờ đó tránh được việc nhà đầu tư gặp rủi ro quá lớn khi mua bán cổ phiếu.

2. Cách xác định giá trần, giá sàn trên bảng điện tử chứng khoán

Trên bảng điện tử các sàn HNX và HOSE, mức giá sàn và giá trần hay các loại giá cổ phiếu khác sẽ được xác định thông qua màu sắc. 

Giá tăng màu xanh, giá giảm màu đỏ, giá tham chiếu màu vàng. Còn giá trần và giá sàn có màu tím và xanh dương. Bạn có thể xem các mức giá này cụ thể như sau:

Cách xác định giá trần, giá sàn trên bảng điện tử chứng khoán
Cách xác định giá trần, giá sàn trên bảng điện tử chứng khoán
  • Mức giá trần nằm ở cột Trần, có màu tím ở phần bảng giá chung các chứng khoán. Trong phần giá giao dịch cụ thể của 1 cổ phiếu, giá tăng có màu xanh lá cây, giá giảm màu đỏ. Khi giá tăng cao đến trần, mức giá trên cùng cột mua sẽ là giá trần màu tím.
  • Giá sàn ở cột Sàn có màu xanh dương ở phần bảng giá chung. Trong phần giá giao dịch riêng một cổ phiếu, khi giá cổ phiếu giảm sâu, đến kịch sàn, mức giá nằm ở phía dưới cùng cột bán sẽ là giá sàn màu xanh dương.

3. Cách tính giá trần và giá sàn trong chứng khoán

Cách tính giá trần và giá sàn trong chứng khoán
Cách tính giá trần và giá sàn trong chứng khoán

Công thức tính giá trần giá sàn như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu * (100% + Biên độ dao động)

Giá sàn = Giá tham chiếu * (100% – Biên động dao động)

Trong đó:

  • Biên độ giao động: phần trăm biến động tăng/giảm giá của cổ phiếu mỗi phiên giao dịch. Biên độ giao động của sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và sàn UPCOM là 15%.
  • Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Mức giá này khác nhau giữa các sàn như sau:
    • Với sàn HNX và HOSE: mức giá giao dịch cuối cùng của ngày liền sát trước đó.
    • Sàn UPCOM: trung bình cộng giá của các giao dịch được thực hiện bằng hình thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước đó.

Ví dụ giá trần, giá sàn áp dụng công thức tính trên như sau:

Giá cổ phiếu X sàn HOSE ở phiên đóng cửa ngày 21/11/2023 là 28.4 (tức 28,400 VNĐ/cổ phiếu). Vậy sang 22/11/2023, giá tham chiếu cổ phiếu này sẽ là 28.4.

Mức giá trần cổ phiếu X ngày 22/11/2023 là:

28.4 x (100% + 7%) = 30.388 (30,388 VND/cổ phiếu)

Mức giá sàn của cổ phiếu X ngày 22/11 là:

28.4 x (100% – 7%) = 26.412 (26,412 VNĐ/cổ phiếu)

4. Nguyên tắc làm tròn giá trên sàn chứng khoán

Sau ví dụ tính giá trần, giá sàn cổ phiếu bên trên, bạn sẽ thấy được rằng giá trần và giá sàn tính ra luôn rất lẻ. Nguyên nhân của điều này là bởi biên độ giao động của 3 sàn bị lẻ.

Bởi vậy, sàn chứng khoán có quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn. Quy tắc này phụ thuộc vào bước giá chứng khoán từng sàn. Bước giá chứng khoán có nghĩa là khoảng cách giữa một mức giá và mức giá liền trước hay sau của giá đó. 

Theo đó 3 trường hợp của quy tắc làm tròn giá trần hay sàn như sau:

  • Với cổ phiếu có giá nhỏ hơn 10.0 thì bước giá phải chia hết cho 10.
  • Với mức giá từ 10.0 đến 50.0 (10,000 – 50,000 VNĐ) thì bước giá phải chia hết cho 50.
  • Nếu giá lớn hơn 50 (50,000 VNĐ) thì bước giá chia hết cho 100.

Bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi làm tròn:

  • Giá trị của biên độ giao động phải đúng với quy định về bước giá chia hết.
  • Giá trị biên độ dao động sau khi đã làm trong phải nhỏ hơn giá trị biên độ tính theo công thức nhân giá tham chiếu. Trong đó biên độ dao động tuân theo quy định mỗi sàn.

4.1. Ví dụ về nguyên tắc làm tròn giá trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu C được niêm yết trên sàn chứng khoán với mức giá tham chiếu 24.1. Biên độ giao động là 7%.

-> Giá trị của biên độ dao động = 24.1 x 7% = 1.687 VND

Giá cổ phiếu thuộc khoảng [10;50] nên mỗi bước giá cần chia hết cho 50. Có 2 giá trị thỏa điều kiện này là 1700 và 1650. Tuy nhiên theo quy định thì biên độ dao động đã được làm tròn cần nhỏ hơn giá trị đã tính nên chọn 1650.

Vậy khi đó giá trần cổ phiếu C là:

24.1 + 1.65 = 25.75 (25,700 VND)

Giá sàn của cổ phiếu C là:

24.1 – 1.65 = 22.45 (22,450 VND)

5. Lời kết

Trên đây là các thông tin về giá trần giá sàn là gì trong chứng khoán và công thức, cách tính giá trần, giá sàn chi tiết nhất. Hi vọng qua đó bạn đã nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để đầu tư dễ dàng hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm nơi vay vốn an toàn, uy tín để đầu tư tài chính thì Dong Shop Sun chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Tại Dong Shop Sun, chúng tôi cung cấp cho bạn đa dạng các gói vay tài chính với thời gian giải ngân nhanh chóng ngay trong ngày. Liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1800.5588.90.

Dong Shop Sun | Vay ngay hôm nay - nhận tiền liền tay
Share on facebook
Facebook